THỦ TỤC NHẬP KHẨU VẢI 2018 VÀ THÔNG TƯ 07/2018/TT-BCT (SỬA ĐỔI TT21/2017/TT-BCT)


THỦ TỤC NHẬP KHẨU VẢI 2018 VÀ THÔNG TƯ 07/2018/TT-BCT (SỬA ĐỔI TT21/2017/TT-BCT)
Giám Định Vải, Chứng Nhận Hợp Quy Vải, Hợp Quy Vải
Hiện tại thủ tục nhập khẩu vải hay các sản phẩm dệt may sẽ được áp dụng theo thông tư 07/2018 của Bộ Công Thương và nay mình sẽ chia sẻ tới các bạn thông tư mới này sẽ được áp dụng vào ngày 01/01/2019
Sau một thời gian tạm dừng việc kiểm tra chất lượng với hàng dệt may thì nay chúng ta lại phải quay về thủ tục cũ theo thông tư 07/2018 (sửa đổi TT21/2017), theo thông tư mới được áp dụng vào ngày 01/01/2019 tới đây thì sẽ áp dụng dựa trên HS code của sản phẩm. Nếu dính HS code trong TT21/2017 thì buộc phải kiểm tra chất lượng nhà nước theo 3 nhóm sản phẩm dệt may:
Hàm lượng formaldehyt trong sản phẩm dệt may không được vượt quá các giá trị quy định nêu tại bảng sau:

TT
Nhóm sản phẩm dệt may
Mức giới hạn tối đa (mg/kg)
1
Sản phẩm dệt may cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi
30
2
Sản phẩm dệt may tiếp xúc trực tiếp với da
75
3
Sản phẩm dệt may không tiếp xúc trực tiếp với da
300

Link Sản phẩm dệt may phải làm KTCL:
Nếu bạn dính HS code trong thông tư 21/2017 này thì buộc hàng của bạn sẽ được lấy mẫu tại cảng đi kiểm tra chất lượng nhé
Lưu ý: Bạn không cần xin phép nhập khẩu trước khi cho hàng về, hàng về bình thường
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ lô hàng
 Hồ sơ nhập khẩu: Contract, Invoice, Packing list, Bill, Tờ khai (nếu có),..
Bước 2: Xem xét hồ sơ và tiếp nhận đăng ký
Bước 3: Doanh nghiệp dùng đăng ký có xác nhận của tổ chức chứng nhận để tạm giải phóng hàng về kho
Bước 4: Tổ chức chứng nhận cử chuyên gia lấy mẫu xuống kiểm tra lô hàng, xem xét tính phù hợp với hồ sơ; đồng thời lấy mẫu điển hình tại địa điểm tập kết lô hàng.
Bước 5: Thử nghiệm mẫu và cấp chứng chỉ (nếu kết quả thử nghiệm đạt)
Để biết thêm chi tiết thì xin liên hệ với chúng tôi để được nhân viên tư vấn chính xác nhất!
Ms Quyên 0988 604 484




Nhận xét