CÁC SẢN PHẨM NHẬP KHẨU CẦN KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG VÀ KIỂM TRA NHÀ NƯỚC



Những trường hợp được miễn kiểm tra nhà nước Điều 13 NĐ15:2018

1. Sản phẩm đã được cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm.
2. Sản phẩm mang theo người nhập cảnh, gửi trước hoặc gửi sau chuyến đi của người nhập cảnh để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hoặc mục đích chuyến đi; quà biếu, quà tặng trong định mức miễn thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế.
3. Sản phẩm nhập khẩu dùng cho cá nhân của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao.
4. Sản phẩm quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển, tạm nhập, tái xuất, gửi kho ngoại quan.
5. Sản phẩm là mẫu thử nghiệm hoặc nghiên cứu có số lượng phù hợp với mục đích thử nghiệm hoặc nghiên cứu có xác nhận của tổ chức, cá nhân.
6. Sản phẩm sử dụng để trưng bày hội chợ, triển lãm.
7. Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước.
8. Sản phẩm tạm nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế.
9. Hàng hóa nhập khẩu phục vụ yêu cầu khẩn cấp theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Phương thức kiểm tra nhà nước

-        Phương thức kiểm tra giảm, theo đó kiểm tra hồ sơ tối đa 5% trên tổng số lô hàng nhập khẩu trong 1 năm
-        Phương thức kiểm tra thông thường, chỉ kiểm tra hồ sơ của lô hàng nk
-        Phương thức kiểm tra chặt: vừa kt hồ sơ + lấy mẫu thử nghiệm

Chú ý:

  • Điểm 1 điều 13 NĐ 15:2018 được hiểu là các sản phẩm đã từng được công bố trước đó và nhận được Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm.
  • Cứ 3 lần kiểm tra thông thường không đạt yêu cầu => thực hiện kiểm tra chặt, ngược lại sau 3 lần kiểm tra thông thường ok => thực hiện kiểm tra giảm + 3 lần kt chặt mà đạt yêu cầu => thực hiện kiểm tra thường.
  • Đối với sản phẩm NK thuộc nhóm 1 nếu đã tự công bố thì vẫn phải kiểm tra nhà nước.
  • Đối với sản phẩm NK thuộc nhóm 2 nếu đã công bố và có giấy tiếp nhận thì không cần kiểm tra nhà nước.




Nhận xét