PHÂN LOẠI THÉP KHÔNG HỢP KIM VÀ THÉP HỢP KIM TRÊN CƠ SỞ THÀNH PHẦN HÓA HỌC - VIETCERT

 

PHÂN LOẠI THÉP KHÔNG HỢP KIM VÀ THÉP HỢP KIM TRÊN CƠ SỞ THÀNH PHẦN HÓA HỌC




I.         CĂN CỨ PHÁP LÝ

- Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN.

- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7446-1:2004 vềThép - Phân loại - Phần 1: Phân loại thép không hợp kim và thép hợp kim trên cơsở thành phần hoá học do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

II.        PHÂN LOẠI THÉP HỢP KIM VÀ KHÔNG HỢP KIM DỰA TRÊN THÀNH PHẦN HÓA HỌC

2.1. Theo khoản 3.1.2 TCVN 7446-1:2004 quy định:

Thép không hợp kim là thép có tỷ lệ phần trăm của tất cả các nguyên tố trong thành phần hóa học của nó phù hợp với 3.1.1, nhỏ hơn trị số giới hạn tương ứng trong Bảng 1.

=>  Như vậy để được xếp  là thép không hợp kim phải thỏa mãn 2 điều kiện:

 + Tỷ lệ phần trăm của tất cả các nguyên tố trong thành phần hóa học của nó phải sử dụng giá trị nhỏ nhất để phân loại

+ Tỷ lệ phần trăm của tất cả các nguyên tố trong thành phần hóa học của nó nhỏ hơn trị số giới hạn trong bảng 1 (Bảng 1 - Trị số giới hạn phân loại thép không hợp kim và thép hợp kim) sau:

Bảng 1 - Trị số giới hạn phân loại thép không hợp kim và thép hợp kim

 


2.2. Theo khoản 3.1.3 TCVN 7446-1:2004 quy định:

Thép hợp kim là thép có hàm lượng của ít nhất một nguyên tố liệt kê trong Bảng 1, được lấy phù hợp với 3.1.1 là bằng hoặc lớn hơn trị số tương ứng cho trong Bảng 1.

=>  Như vậy để được xếp là thép không hợp kim phải thỏa mãn điều kiện:

+ Có ít nhất một nguyên tố có tỷ lệ phần trăm của tất cả các nguyên tố trong thành phần hóa học của nó bằng hoặc lớn hơn trị số tương ứng trong Bảng 1.

2.3. Lưu ý phi phân loại:

- Sẽ không phải xem xét giới hạn được quy định trong bảng 1 đối với các nguyên tố sau với mục đích định thuế để phân biệt thép hợp kim và không hợp kim, trừ khi có thỏa thuận khác:

a) bismut;

b) chì;

c) selen;

d) tenlua;

e) họ lanthan và các nguyên tố được quy định khác (trừ S, P, C và N).

 2.4. Một số phương thức khác để phân loại thép

- Phân loại dựa trên theo cấp chất lượng chính và đặc tính hoặc tính chất sử dụng ( tài liệu tham khảo: TCVN 7446-2 : 2004)

- Phân loại theo hình dáng, quá trình gia công thép ( tài liệu tham khảo: Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN và Biểu thuế XNK áp dụng với sản phẩm thép nhập khẩu)

III.       LỢI ÍCH VIỆC PHÂN LOẠI THÉP HỢP KIM VÀ KHÔNG HỢP KIM DỰA TRÊN THÀNH PHẦN HÓA HỌC

- Đối với Doanh nghiệp nhập khẩu: là cơ sở để xác định mã HS giúp doanh nghiệp xác định được thuế và các thủ tục kiểm tra chất lượng một cách dễ dàng hơn.

-  Đối với Doanh nghiệp sản xuất thép trong nước: là căn cứ giúp Doanh nghiệp sản xuất được chính xác các sản phẩm thép có tỷ lệ hàm lượng phù hợp với quy định của pháp luật.

IV. MỘT SỐ ĐẦU MÃ HS THÉP HỢP KIM VÀ KHÔNG HỢP KIM

( Trích phụ lục I Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN)

                       ( Trích phụ lục II Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN)

(Trích phụ lục III Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN)

Trung tâm Giám định và Chứng nhận Hợp chuẩn Hợp quy Vietcert

Hotline: 0905 527 089 

Đừng quên like, share, subscribe cho kênh VietCert Center để cập nhật những thông tin mới nhất. Đặc biệt nếu có bất kì thắc mắc nào cần tư vấn, hỗ trợ hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua thông tin:

Website:www.vietcert.org

Fanpage: VietCert Centre

Rất mong nhận được những đóng góp hoặc ý kiến của các bạn để kênh Vietcert Centre ngày càng hoàn thiện hơn.


 

 

 

 

 

 

 

 

Nhận xét